Dẫn Nhập. Những Yếu Tố Nền Tảng Của Cầu Nguyện Kitô Giáo

24-03-2019
Bởi: Nguyễn Thế Truyền Có: 0 bình luận 2449 lượt xem

Bắt đầu từ Chúa Nhật III Mùa Chay cho đến hết mùa Phục sinh, chúng ta sẽ tìm hiểu PHẦN THỨ BỐN: “KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO” CỦA SÁCH GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO (viết tắt: GLHTCG). Không kể bài Dẫn nhập, chúng ta sẽ có 16 bài tóm tắt các số GLHTCG như lược đồ bên dưới. Độc giả có thể theo đường dẫn có sẵn mà tìm hiểu trước các bài đã được đăng trước đây.

  • Dẫn Nhập. Những Yếu Tố Nền Tảng Của Cầu Nguyện Kitô Giáo
  1. Cầu Nguyện Là Gì ? [2558-67; 2590-91]
  2. Cầu Nguyện Trong Cựu Ước [2568-84; 2592-95]
  3. Các Thánh Vịnh, Lời Cầu Nguyện Của Dân Chúa [2585-89, 5296-97]
  4. Chúa Giêsu Cầu Nguyện [2598-2616, 2746-51; 2620-21, 2758]
  5. Hội Thánh Cầu Nguyện [2623-43; 2644-49]
  6. Truyền Thống Cầu Nguyện Kitô Giáo [2650-91, 2617-19; 2692-96, 2622]
  7. Đời Sống Cầu Nguyện [2697-2745; 2752-57]
  8. Kinh Lạy Cha [2759-72; 2773-76]
  9. “Lạy Cha”: Thiên Chúa Mạc Danh Người [203-07, 218, 238-40; 2779-85; 2798]
  10. “Lạy Cha Chúng Con Ở Trên Trời [2777-96, 240, 442-45; 2797-2802]
  11. “Chúng Con Nguyện Danh Cha Cả Sáng [2803-15; 2857-58]
  12. “Nước Cha Trị Đến” [2816-21; 2859]
  13. “Ý Cha Thể Hiện Dưới Đất Cũng Như Trên Trời” [2822-27; 2860]
  14. Xin Cha Cho Chúng Con Hôm Nay Lương Thực Hằng Ngày [2828-37; 2861]
  15. “Và Tha Nợ Chúng Con, Như Chúng Con Cũng Tha Kẻ Có Nợ Chúng Con” [2838-45; 2862]
  16. “Xin Chớ Để Chúng Con Sa Chước Cám Dỗ, Nhưng Cứu Chúng Con Cho Khỏi Sự Dữ” [2846-56; 2863-65]

DẪN NHẬP. NHỮNG YẾU TỐ NỀN TẢNG CỦA CẦU NGUYỆN KITÔ GIÁO

1. Cầu nguyện là gì ?
(Câu hỏi liên quan đến bản chất của cầu nguyện Kitô giáo)

Cầu nguyện là sống sự hiệp thông với Thiên Chúa, gặp gỡ Người trong tình yêu [2560-61, 2565]

2. Điều gì thúc đẩy việc cầu nguyện ?
(Câu hỏi liên quan đến động lực của cầu nguyện)

– Tình yêu Thiên Chúa mời gọi và trao ban ân sủng để con người tiến đến gặp gỡ Người [2559-61, 2567].

– Trái tim con người khao khát đáp trả lời mời gọi bước vào sự hiệp thông với Thiên Chúa [2562-63, 2566, xt. 27-30].

3. Hành vi chính yếu diễn tả việc cầu nguyện là gì?
(Câu hỏi liên quan đến cách thức cầu nguyện)

3.1. Bình diện nhân loại: Liên tục đối thoại với Thiên Chúa xuyên suốt lịch sử con người và lịch sử cứu độ [2566-67, 2591].

– Con người, hữu thể có tôn giáo, lắng nghe và đáp trả tiếng Chúa nhờ lương tâm, lý trí, nhờ các tín ngưỡng và các hành vi tôn giáo [2568, 2569, 27-37, 44-47].

– Dân Israel của thời Cựu Ước lắng nghe và đáp trả mạc khải của Thiên trong Cựu Ước qua các ngôn sứ [257-89, 2592-96].

– Giáo hội của thời Tân Ước lắng nghe và đáp trả ân sủng của Thiên Chúa, nhờ Đức Kitô, với Đức Kitô và trong Đức Kitô [Đức Kitô: 2598-2616, 2620-21; Thần Khí: 2623, 2625, 2644; Hội thánh: 2617-19, 2622-43, 2645-49].

3.2. Bình diện cá nhân: Liên lỉ đối thoại với Thiên Chúa trong mọi biến cố của đời mình.

– Mỗi người, nhờ lương tâm soi sáng mà nhận biết và sống theo Sự Thiện [46].

– Người có tôn giáo, nhờ truyền thống tôn giáo của mình, nhận biết và gặp gỡ Đấng Tạo Hoá [47].

– Kitô hữu, những người tin vào bước theo Đức Kitô, lắng nghe và đáp trả ân sủng của Thiên Chúa trong Hội thánh và cùng với hội thánh [2565].

4. Nhờ đâu con người biết cầu nguyện? Nhờ đâu việc cầu nguyện mang lại hoa trái?
(Câu hỏi liên quan đến nguồn mạch của cầu nguyện)

Chính Thiên Chúa khơi dậy, hướng dẫn và ban ơn sủng để con người có thể cầu nguyện:

– Thuở đầu của công trình tạo dựng (Nguyên tổ – đối thoại đầu tiên giữa con người với Thiên Chúa: sa ngã và lời hứa cứu độ; Abel, Nôê – những lời cầu nguyện đầu tiên đẹp lòng Chúa: nuôi dưỡng niềm hy vọng cứu độ) [2569].

– Cựu Ước (Ápraham – lời cầu nguyện của đức tin, Môsê – lời cầu nguyện của vị trung gian, Đavít – lời cầu nguyện của vị Vua, mục tử, Êlia, các ngôn sứ – lời cầu nguyện hoán cải, Thánh vịnh – lời cầu nguyện của cộng đoàn) [2570-89].

– Tân Ước (Đức Kitô nguồn mạch, trung gian, cùng đích của cầu nguyện. Các chi thể hiệp nhất với Đức Kitô trong cầu nguyện dâng lên Chúa Cha, dưới sự hướng dẫn của Thần Khí) [2664].

5. Đặc tính cầu nguyện của Kitô giáo là gì?

Cầu nguyện Kitô giáo [2566-67]:

  • vừa hành vi Thiên Chúa vừa hành vi con người,
  • vừa hành vi cá nhân vừa mang tính cộng đoàn,
  • diễn ra liên tục trong lịch sử ơn cứu độ nhân loại,
  • liên lỉ và xuyên suốt cả cuộc đời Kitô hữu.

6. Cùng đích của cầu nguyện là gì?
(Câu hỏi liên quan đến cứu cánh của cầu nguyện)

Cầu nguyện đưa con người đến cứu cánh đời mình là sống hiệp thông với Thiên Chúa, Đấng là nguồn mạch hạnh phúc đích thực của con người ở đời này và đời sau [1, 27, 2855].

Từ khóa: ,

  • THỈNH VIỆN ĐA MINH VIỆT NAM
    Địa chỉ: 70/1 Tổ 1, Kp Bình Đường 3, P. An Bình, Tp. Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
    Địa chỉ cũ: 1116, đường số 6, P. Tam Phú, Q. Thủ Đức, Tp. HCM - Xem bản đồ
    Email: thinhviendaminh@gmail.com