9. “Lạy Cha” : Thiên Chúa Mạc Khải Danh Người

03-06-2019
Bởi: Ban Văn Hoá Có: 0 bình luận 1874 lượt xem

[GLHTCG 203-07, 218, 238-40; 2779-85, 2798]

1. [203-204] Thiên Chúa tự mạc khải cho Dân Israel biết Danh Ngài, Người mạc khải một cách tiệm tiến và với nhiều danh xưng khác nhau.

2. [205-206] Ông Môsê hỏi Thiên Chúa về Danh của Ngài, Thiên Chúa trả lời: “Ta là Đấng Hiện Hữu” hay “Ta là Đấng Ta là” hay “Ta chính là Ta”.

3. [205-207] Khi nói với Môsê “Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacob” (Xh 3,6), Thiên Chủa tỏ cho ông biết Người là Đấng trung tín và thương xót.

4. [218] Theo dòng lịch sử của mình, Israel khám phá ra rằng Tình yêu là động lực duy nhất khiến Thiên Chúa mạc khải Danh Ngài. Đi xa hơn nữa, nhờ mạc khải của Đức Kitô, thánh Gioan làm chứng rằng: “Thiên Chúa là Tình yêu”.

5. [238] Việc khẩn cầu Thiên Chúa với tước hiệu là “Cha” đã được biết đến trong nhiều tôn giáo. Trong dân Israel, Thiên Chúa được gọi là Cha, vì Người:

  • là Đấng tạo dựng trần gian;
  • đã lập Giao ước và ban Lề luật cho dân Israel.

6. [239] Khi gọi Thiên Chúa là “Cha”, ngôn ngữ đức tin chủ yếu muốn nêu lên hai khía cạnh:

  • Thiên Chúa là căn nguyên đệ nhất và là Đấng toàn năng;
  • Thiên Chúa là Đấng nhân hậu và rất mực yêu thương.

7. [240] Chúa Giêsu gọi Thiên Chúa là Cha theo nghĩa “từ đời đời Ngài là Cha trong tương quan với Con duy nhất của Ngài, Đấng từ đời đời là Con trong tương quan với Cha của Người.”

8. [2780] Chúng ta có thể nhận biết Thiên Chúa là “Cha”, bởi vì:

  • Con của Ngài mạc khải cho cho chúng ta;
  • Thần Khí của Ngài làm cho chúng ta nhận biết Ngài

9. [2781] Khi cầu nguyện cùng Chúa Cha, chúng ta

  • ở trong sự hiệp thông với Ngài và với Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô;
  • tạ ơn Ngài vì Ngài đã mạc khải Danh Ngài cho chúng ta, và, vì Ngài đã cho chúng ta tin Ngài và được sống dưới sự hiện diện của Ngài.

10. [2782-83] Khi lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy, chúng ta được diễm phúc gọi Thiên Chúa là Cha nhờ được tái sinh làm nghĩa tử trong người Con Một của Ngài. Như vậy, khi được nhận biết Thiên Chúa là Cha, chúng ta cũng được mạc khải cho biết về chính mình.

11. [2784] Khi cầu nguyện với Cha, chúng ta làm sống động hai tâm tình căn bản này:

  • Ước ao và quyết tâm nên giống Cha, bởi vì chúng ta đã được dựng nên giống hình ảnh Ngài. Đức Giêsu dạy: “anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).
  • Khiêm nhường và phó thác vào Cha với tâm tình con thảo, bởi vì Ngài luôn biết rõ những nhu cầu chính đáng của chúng ta (x. Mt 5,25-34).

Tìm hiểu PHẦN THỨ BỐN: “KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO” CỦA SÁCH GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, Xem thêm các bài khác => ở đây

Từ khóa: ,

  • THỈNH VIỆN ĐA MINH VIỆT NAM
    Địa chỉ: 70/1 Tổ 1, Kp Bình Đường 3, P. An Bình, Tp. Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
    Địa chỉ cũ: 1116, đường số 6, P. Tam Phú, Q. Thủ Đức, Tp. HCM - Xem bản đồ
    Email: thinhviendaminh@gmail.com