6. Truyền Thống Cầu Nguyện Kitô Giáo

02-05-2019
Bởi: Nguyễn Thế Truyền Có: 0 bình luận 2251 lượt xem

[Tóm lược GLHTCG 2650-2696]

1. Các Kitô hữu biết cầu nguyện do :

  1. nội tâm thúc đẩy;
  2. được biết mạc khải của Thánh Kinh về cầu nguyện;
  3. được Thánh Thần hướng dẫn;
  4. muốn cầu nguyện và học cầu nguyện.

2. Những nguồn mạch của Kinh nguyện Kitô giáo là :

  1. Lời Chúa – dạy về Chúa Giêsu Kitô;
  2. Phụng vụ – công bố, hiện tại hoá ân sủng cứu độ;
  3. các nhân đức đối thần;
  4. những hoàn cảnh hằng ngày.

3. Hội thánh có những con đường cầu nguyện khác nhau

  1. tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá, ngôn ngữ;
  2. và được huấn quyền phân định và xác nhận là phù hợp với truyền thống đức tin tông truyền.

4. Trong truyền thống Kitô giáo, đặc biệt trong cử hành phụng vụ, kinh nguyện

  1. chủ yếu dâng lên Chúa Cha, nhờ Đức Kitô;
  2. vì thế thường kết thúc bằng công thức: “Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.”

5. Truyền thống Kitô giáo cũng dạy chúng ta cầu nguyện hướng lên Chúa Giêsu, khi kết thúc chúng ta thường đọc: “Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.”

6. Truyền thống Kitô giáo cầu nguyện với Chúa Giêsu bằng :

  1. kêu cầu Thánh danh Giêsu,
  2. chầu Thánh Thể,
  3. tôn sùng Thánh tâm Người,
  4. đi đàng Thánh giá.

7. Kinh nguyện Kitô cũng hướng lên Chúa Thánh Thần, là Đấng dạy chúng ta cầu nguyện. Để xin Chúa Thánh Thần, chúng ta :

  1. kêu cầu Chúa Cha, nhờ Đức Kitô ban cho chúng ta Thần Khí an ủi,
  2. nhưng đơn giản và trực tiếp hơn là: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến.”

8. Đức Maria là người cộng tác tuyệt hảo với hoạt động của Chúa Thánh Thần, nên Hội thánh :

  1. yêu thích chạy đến kêu cầu Mẹ,
  2. và cùng với Mẹ ngợi khen và kêu cầu Chúa.

9. Hội thánh cầu nguyện với Mẹ Maria bằng :

  1. kinh Kính Mừng Maria,
  2. kinh Mân Côi,
  3. kinh Cầu Đức Bà,
  4. kinh Salve Regina, Regina Caeli, v.v..

10. Hội thánh kêu cầu Đức Maria với những tước hiệu :

  1. Mẹ Thiên Chúa,
  2. Mẹ Đồng Trinh,
  3. Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội,
  4. Mẹ Giáo Hội,
  5. Nữ Hoàng Thiên Quốc,
  6. Nữ Vương ban sự bình an,
  7. và nhiều tước hiệu khác.

11. Có nhiều truyền thống linh đạo trong Hội thánh

  1. được kết tinh từ những trao lưu phụng vụ, thần học, hội nhập văn hoá, v.v.,
  2. chỉ dạy cho chúng ta cách cầu nguyện.

12. Các thánh hiệp thông vào truyền thống cầu nguyện sống động của Hội thánh bằng :

  1. gương sáng đời sống,
  2. việc lưu truyền các văn phẩm,
  3. cầu thay nguyện giúp cho chúng ta.

13. Môi trường dạy cầu nguyện là :

  1. gia đình Kitô hữu,
  2. các lớp giáo lý,
  3. các nhóm cầu nguyện,
  4. các cử hành phụng vụ.

14. Những người có phận vụ cầu nguyện và dạy cầu nguyện là :

  1. các thừa tác viên có chức thánh,
  2. các tu sĩ,
  3. các vị linh hướng,
  4. các giáo lý viên.

15. Chúng ta có thể cầu nguyện bất cứ nơi nào. Tuy nhiên, có một số nơi thuận tiện hơn cho việc cầu nguyện là :

  1. Nhà thờ, nhà nguyện – nơi dành riêng cho việc tôn thờ Thánh thể và cho kinh nguyện phụng vụ;
  2. một “góc cầu nguyện” trong gia đình với Sách Thánh và ảnh tượng;
  3. Đền thánh – nơi tín hữu đến hành hương.

Tìm hiểu PHẦN THỨ BỐN: “KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO” CỦA SÁCH GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, Xem thêm các bài khác => ở đây

Từ khóa: ,

  • THỈNH VIỆN ĐA MINH VIỆT NAM
    Địa chỉ: 70/1 Tổ 1, Kp Bình Đường 3, P. An Bình, Tp. Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
    Địa chỉ cũ: 1116, đường số 6, P. Tam Phú, Q. Thủ Đức, Tp. HCM - Xem bản đồ
    Email: thinhviendaminh@gmail.com