7. Đời Sống Cầu Nguyện

17-05-2019
Bởi: Ban Văn Hoá Có: 0 bình luận 2374 lượt xem

Tóm lược GLHTCG 2697-2745

1. [2697] Các bậc thầy linh đạo, theo truyền thống Đệ Nhị Luật và các ngôn sứ, nhấn mạnh việc cầu nguyện như là

a) “nhớ đến Thiên Chúa”;

b) hay thường xuyên đánh thức “ký ức của trái tim”.

2. [2698] Việc cầu nguyện liên tục của các tín hữu được nuôi dưỡng bởi những chu kỳ cầu nguyện, do truyền thống Hội thánh đề ra cho các tín hữu, bao gồm:

a) chu kỳ hằng ngày là các Giờ kinh Phụng vụ, cách riêng kinh Sáng và kinh Chiều, cầu nguyện trước và sau bữa ăn;

b) chu kỳ hằng tuần là các Chúa Nhật;

c) chu kỳ hằng năm là các Mùa Phụng vụ, các lễ lớn kính Chúa và các thánh.

3. [2699] Khẩu nguyện, suy niệm cầu nguyện chiêm niệm là ba cách thức diễn đạt quan trọng của đời sống cầu nguyện trong truyền thống Kitô giáo.

4. [2700] Khẩu nguyện, cách diễn đạt đầu tiên của cầu nguyện, được hình thành nhờ các lời trong tâm trí hay đọc ra ngoài miệng. Điều quan trọng trong hình thức cầu nguyện này là sự hiện diện của trái tim hướng về Đấng chúng ta ngỏ lời khi cầu nguyện.

5. [2701] Chúa Giêsu cũng thường cầu nguyện bằng hình thức khẩu nguyện khi Người tham dự phụng vụ của Hội đường Do Thái, khi Người lớn tiếng chúc tụng Cha, và khi Người khẩn thiết kêu nài trong vườn Cây Dầu.

6. [2702] Con người có thân xác và tinh thần, vì thế có nhu cầu phải  diễn đạt những tâm tình cầu nguyện nội tâm ra bên ngoài. Việc cầu nguyện như thế sẽ dâng lên Thiên Chúa sự tôn kính trọn vẹn. Khẩu nguyện rất thích hợp cho việc cầu nguyện chung của nhóm.

7. [2705-06, 2708] Suy niệm trước tiên là một sự tìm kiếm, người cầu nguyện vận dụng lý trí suy tư, tưởng tượng về một đề tài để đào sâu đức tin, sau đó khơi dậy ước muốn và quyết tâm đem điều đã suy niệm áp dụng vào cuộc sống.

8. [2705] Nhằm giúp cho tâm trí được tập trung, người suy niệm cần đến sự hỗ trợ của một ‘cuốn sách’, chẳng hạn như :

a) Sách Thánh, đặc biệt là các sách Tin Mừng,

b) ảnh tượng Chúa hay các Thánh,

c) các bản văn phụng vụ,

d) các sách đạo đức, v.v..

9. [2713-2719] Cầu nguyện chiêm niệm :

a) là hình thức đơn sơ nhất của mầu nhiệm cầu nguyện;

b) là một hồng ân của Thiên Chúa, chỉ có thể đón nhận trong khiêm tốn;

c) là một tương quan giao ước được Thiên Chúa thiết lập trong đáy lòng chúng ta;

d) là sự hiệp thông sâu xa với mầu nhiệm Ba Ngôi Chí thánh;

e) là nhịp mạnh của cầu nguyện nhờ Thần Khí tác động;

f) là  chiêm ngắm Chúa Giêsu với một đức tin sâu xa;

g) là  lắng nghe Lời Chúa với thái độ chủ động và tuân phục;

h) là sự thinh lặng trong tương giao tình yêu;

i) là sự kết hợp với lời cầu nguyện của Đức Kitô;

k) là sự hiệp thông tình yêu mang lại hoa trái cho nhiều người.

10. [2725] Cầu nguyện là một quà tặng ân sủng của Thiên Chúa, nhưng cũng đòi hỏi một sự nỗ lực của con người, chiến đấu chống lại:

a) bản thân bởi sự lười biếng, chia trí, khô khan, nguội lạnh hay bởi cảm giác thất bại trong cầu nguyện; [2726, 2728]

b) môi trường xung quanh bởi những quan niệm sai lạc hay coi thường việc cầu nguyện; [2726-27]

c) Tên Cám Dỗ, là kẻ muốn làm tất cả để con người bỏ cầu nguyện.

11. [2730, 2732] Vũ chống lại cám dỗ từ bỏ việc cầu nguyện là:

a) sự tỉnh thức, tức là sự tiết độ của tâm hồn;

b) sự khiêm tốn để luôn biết cậy dựa vào ơn Chúa.

Tìm hiểu PHẦN THỨ BỐN: “KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO” CỦA SÁCH GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, Xem thêm các bài khác => ở đây

Từ khóa: ,

  • THỈNH VIỆN ĐA MINH VIỆT NAM
    Địa chỉ: 70/1 Tổ 1, Kp Bình Đường 3, P. An Bình, Tp. Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
    Địa chỉ cũ: 1116, đường số 6, P. Tam Phú, Q. Thủ Đức, Tp. HCM - Xem bản đồ
    Email: thinhviendaminh@gmail.com