5. Hội Thánh Cầu Nguyện

17-04-2019
Bởi: Nguyễn Thế Truyền Có: 0 bình luận 2102 lượt xem

[Tóm lược GLHTCG 2623-2649]

1. Nhờ đâu Hội thánh có thể cầu nguyện? [2623]

Nhờ Chúa Thánh Thần  soi sáng, các môn đệ nhớ lại và hiểu thấu lời giáo huấn của Đức Kitô. Chính Chúa Thánh Thần hướng dẫn Hội thánh cầu nguyện.

2. Các tín hữu “chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” Chuỗi thứ tự trên đây nói lên nét đặc thù nào của cầu nguyện Kitô giáo? [2624]

Chuỗi thứ tự trên đây nói lên nét đặc thù của việc cầu nguyện Kitô giáo: Việc cầu nguyện đặt nền tảng trên đức tin tông truyền, được chứng thực bằng tình bác ái, được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể.

3. Các Kitô hữu trước tiên dùng những lời nào để cầu nguyện? [2625]

Các tín hữu dùng những lời trong Sách Thánh, đặt biệt là Thánh vịnh để cầu nguyện, ý nghĩa của những lời cầu nguyện này được nên trọn nhờ Đức Kitô.

4. Những hành vi của đầu tiên của cầu nguyện Kitô giáo là gì? [2626-28]

Thứ nhất, chúc tụng là động thái sâu xa nhất của việc cầu nguyện Kitô giáo. Chúng ta vừa chúc tụng Thiên Chúa, vừa khẩn cầu Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Thứ hai, thờ lạy diễn tả thái độ khiếm tốn của con người, nhìn nhận mình là thụ tạo trước Đấng Tạo Hoá.

5. Những từ ngữ nào diễn tả việc cầu khẩn trong Tân Ước? [2629]

Việc cầu khẩn trong Tân Ước được diễn tả bằng nhiều từ ngữ: xin, nài xin, nài nỉ, kêu cầu, kêu xin, kêu cứu và thậm chí “chiến đấu trong cầu nguyện”, nhưng hình thức thông thường nhất là cầu xin.

6. Nội dung đầu tiên của lời kinh cầu xin là gì? [2631]

Cầu xin ơn tha thứ là nội dung đầu tiên của lời kinh cầu xin, là bước đầu tiên để có thể cầu nguyện đúng đắn và tinh tuyền.

7. Các Kitô hữu thường thực hành kinh cầu xin này khi nào? [2631]

Trước khi cử hành Thánh Lễ, cũng như khi cầu nguyện riêng, chúng ta cầu xin ơn tha thứ của Thiên Chúa.

8. Theo giáo huấn của Chúa Giêsu, trọng tâm của lời kinh cầu xin của Kitô giáo là gì? [2632]

Theo giáo huấn của Chúa Giêsu, trọng tâm của lời kinh cầu xin của Kitô giáo là sự khao khát và tìm kiếm Nước Chúa đang đến. Trật tự trong lời kinh cầu xin này: tiên vàn là Nước Chúa, rồi đến những gì cần thiết cho chúng ta để đón nhận và cộng tác cho Nước Chúa đến.

9. Lời kinh cầu xin nào làm cho ta đến gần với kinh nguyện của Đức Giêsu? [2634-35]

Lời kinh chuyển cầu là lời kinh cầu xin làm cho chúng ta đến gần với kinh nguyện của Đức Giêsu. Chuyển cầu, nghĩa là cầu xin cho người khác, là sự tham dự vào lời chuyển cầu của Chúa Kitô.

10. Đối với các Kitô hữu, những ai là đối tượng của lời kinh cầu xin này? [2636]

Đối với các Kitô hữu, tất cả mọi người, kể cả những người bách hại chúng ta hay những người khước từ Tin Mừng, cũng đều là đối tượng của lời kinh chuyển cầu.

11. Trong cử hành Thánh Thể, nét đặc trưng nào của cầu nguyện được diễn tả rõ nét nhất? [2637]

Tạ ơn, nét đặc trưng của cầu nguyện Kitô giáo, được diễn tả rõ nét nhất trong cử hành Thánh Thể. Lời kinh tạ ơn của các chi thể của Hội thánh là sự tham dự vào lời tạ ơn của Đức Kitô là Đầu.

12. Trong lời kinh này, lễ phẩm của chúng ta dâng là gì? [2638]

Trong lời kinh tạ ơn, mọi biến cố và nhu cầu đều trở thành lễ phẩm tạ ơn dâng lên Thiên Chúa.

13. Lời kinh nào là hình thức nhìn nhận Thiên Chúa là Thiên Chúa một cách trực tiếp nhất? [2639]

Ca ngợi hay tán dương là hình thức cầu nguyện nhìn nhận Thiên Chúa là Thiên Chúa một cách trực tiếp nhất. Lời kinh ca ngợi  gồm tóm các hình thức cầu nguyện khác và dâng tất cả lên Đấng là nguồn mạchcùng đích của mọi loài.

14. Động lực nào khiến chúng ta tôn vinh Thiên Chúa? [2639]

Chúng ta tôn vinh Thiên Chúa bởi vì NGƯỜI HIỆN HỮU.

15. Việc ca ngợi Thiên Chúa mang lại hiệu quả gì cho con người? [2639]

Việc chúng ta ca ngợi Thiên Chúa thì không thêm gì cho Người, nhưng mang lại cho chúng ta ơn cứu độ: ở đời này, chúng ta được thông phần hạnh phúc với Người trong đức tin và đời sau được hưởng vinh phúc với Người.

16. Cử hành nào của Hội thánh chứa đựng và diễn tả mọi hình thức cầu nguyện Kitô giáo? [2643]

Thánh Lễ chứa đựng và diễn tả mọi hình thức cầu nguyện: chúc tụng, thờ lạy, cầu xin, chuyển cầu, tạ ơn, ca ngợi. Thánh Lễ chính là “lễ phẩm tinh tuyền” của toàn Thân thể Chúa Kitô dâng lên Chúa Cha để tôn vinh danh Người, và vì thế được cả truyền thống Đông và Tây phương gọi là “hy lễ ca ngợi” (sacrificium laudis”).

Tìm hiểu PHẦN THỨ BỐN: “KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO” CỦA SÁCH GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, Xem thêm các bài khác => ở đây

Từ khóa: ,

  • THỈNH VIỆN ĐA MINH VIỆT NAM
    Địa chỉ: 70/1 Tổ 1, Kp Bình Đường 3, P. An Bình, Tp. Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
    Địa chỉ cũ: 1116, đường số 6, P. Tam Phú, Q. Thủ Đức, Tp. HCM - Xem bản đồ
    Email: thinhviendaminh@gmail.com