Tìm Hiểu Thánh Lễ

29-03-2017
Bởi: Nguyễn Thế Truyền Có: 0 bình luận 1885 lượt xem

Trong kinh Mười Điều Răn, chúng ta đọc “Thứ ba giữ ngày Chúa Nhật”. Người tín hữu Công giáo thường đồng nghĩa việc tuân giữ giới răn thứ ba này với việc đến nhà thờ để tham dự Thánh Thể, nói nôm na là đi Lễ. Trước công đồng Vatican II, Thánh lễ được cử hành bằng tiếng La Tinh. Vị chủ tế làm lễ quay lên Bàn thờ và hướng về tượng Chịu nạn; việc đối đáp với linh mục do các giúp lễ đảm trách, các tín hữu còn lại “xem lễ” một cách thụ động. Sau công đồng Vatican II, Thánh lễ được khuyến khích cử hành bằng tiếng bản xứ; nhờ vậy các tín hữu có thể hiểu được những lời đọc của vị chủ tể và tham dự cách tích cực hơn nhờ việc đối đáp.

Việc cử hành Thánh Thể đặt nền trên lệnh truyền của Đức Giêsu “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (x. 1Cr 11,23-25). Ngay từ thời Hội thánh sơ khai, các Kitô hữu thường xuyên tụ họp để lắng nghe các Tông đồ giảng dạy, tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện (x. Cv 2,42.46). Cấu trúc của việc cử hành phụng tự này được hoàn thiện dần theo thời gian với hai phần chính: “Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể cùng tạo thành ‘một hành vi phụng tự duy nhất’” (GLHTCG 1346). Từng cử chỉ và lời đọc của phụng vụ Thánh lễ như ta thấy hiện nay đều có một ý nghĩa nhất định bắt nguồn từ chính nền tảng Kinh Thánh, được đào sâu thêm nhờ Thánh truyền và sống động hơn nhờ thích nghi với những nền văn hoá đặc thù.

Tác giả Edward Sri, S.Th.D., qua tập sách “Tìm hiểu Thánh Lễ”1– do Tu sĩ Giuse Trần Công Thượng, OP. chuyển ngữ và Học viện Đa Minh xuất bản lần đầu năm 2014, hướng dẫn độc giả bước vào một chuyến du lịch Kinh Thánh nhằm khám phá sâu xa hơn ý nghĩa của cử hành phụng vụ Thánh Thể.

Trong chuyên mục Học tập về Phụng vụ, chúng tôi sẽ lần lượt trích đăng các phần của tập sách này:

Phần I. NHỮNG NỀN TẢNG

Thánh lễ là gì?

Phần II. NHỮNG NGHI THỨC MỞ ĐẦU

1. Dấu Thánh giá
2. Lời chào: “Chúa ở cùng anh chị em”
3. Kinh thú nhận
4. Xin Chúa thương xót chúng con
5. Kinh Vinh danh và lời Tổng nguyện

Phần III. PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

6. Bài đọc I
7. Thánh vịnh đáp ca
8. Bài đọc II
9. Bài Tin Mừng
10. Bài diễn giảng
11. Kinh Tin kính
12. Lời nguyện tín hữu

Phần IV. PHỤNG VỤ THÁNH THỂ

A. Chuẩn bị lễ vật

13. Dâng lễ vật
14. Hoà trộn nước với rượu, rửa tay, và lời cầu nguyện trên lễ vật

B. Kinh nguyện Thánh Thể

15. Lời tiền tụng
16. Kinh Sanctus: “Thánh, Thánh, Thánh”
17. Kinh cầu khẩn Thánh Linh Epiclesis
18. Những lời Thiết lập và Thánh hiến
19. Mầu nhiệm Đức tin
20. Tưởng niệm (Anamnesis), Tiến dâng, Chuyển cầu và Vinh tụng ca kết thúc

C. Nghi thức Hiệp lễ

21. Kinh Lạy Cha
22. Nghi thức chúc bình an
23. Agnus Dei: Bẻ bánh, hoà lẫn Mình và Máu Thánh, và kinh “Chiên Thiên Chúa”
24. Hiệp lễ

Phần V. NGHI THỨC KẾT LỄ

25. Lời chào, phép lành và giải tán

Từ khóa:

  • THỈNH VIỆN ĐA MINH VIỆT NAM
    Địa chỉ: 70/1 Tổ 1, Kp Bình Đường 3, P. An Bình, Tp. Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
    Địa chỉ cũ: 1116, đường số 6, P. Tam Phú, Q. Thủ Đức, Tp. HCM - Xem bản đồ
    Email: thinhviendaminh@gmail.com